Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng bệnh nhân
Di chứng tai biến mạch máu não
I. Một số khái niệm :
1. Tai nạn thuộc về mạch máu não: sự bế tắc hay vỡ của một động mạch não.
2. Liệt bán thân: sự tê liệt của một nửa bên thân thể, tay và chân. Thường thường bị tê liệt hoàn toàn.
3. Khinh liệt bán thân: có vài cơ bị liệt nhưng cũng có cơ làm việc được một cách yếu ớt. Không bị tê liệt hoàn toàn.
II. Những nguyên nhân thường nhất của liệt bán thân
1. Tai nạn thuộc về mạch não
2. Bướu não
3. Nhọt não
4. Ngoại thương não
III. Mục đích
1. Giúp bệnh nhân (BN) có khả năng di chuyển từ nơi này đến nơi khác và tự mình bước đi.
2. Giúp BN có khả năng tự làm lấy những động tác thường ngày. Ví dụ: tắm rửa, mặc quần áo, ăn…
3. Giúp BN thích nghi với những di chứng còn lại.
4. Đề phòng bệnh tật thứ nhì.
5. Giúp BN trở lại với công việc cũ hay nghề nghiệp mớ để kiếm tiền.
6. Hòa nhập xã hội.
IV. Phân loại liệt
Loại liệt có ý nghĩa nhiều về dự hậu (tiên lượng) của BN. Cần phân biệt hai loại liệt mềm và liệt cứng.
1. Liệt mềm:
Nếu BN có loại liệt mềm thì tay và chân mềm nhão. Ta thường thấy là một tay treo mềm ở phía thân và một chân còn tác dụng của các cơ gập khớp xương hông và đầu gối. Ở vai có dấu khuyết như hình nhát rìu.
2. Liệt cứng:
Với loại BN này, ta thấy liệt cứng xảy ra trong những cơ kháng trọng lực; đó là nhóm cơ gập lại cánh tay và nhóm cơ duỗi chân ra.
Ví dụ: ở chân liệt cứng ta thấy sự duỗi ra của khớp xương hông, đầu gối và cổ chân và sự ngửa ra của bàn chân. Ở cánh tay thì vị trí điển hình là áp vô và quay vào trong tạ khớp xương vai, gập lại tại khuỷu tay, cổ tay và ngón tay và sự quay sấp của bàn tay.
V. Chương trình tập
- BN nên bắt đầu tập ngay càng sớm càng tốt và ngay sau khi bị thương não. Đôi khi BN cũng có thể bị tổn hại hay các yếu tố khác làm trở ngại việc bắt đầu tập ngay sau tai nạn.
- Nếu ta trì hoãn sự khởi đầu chương trình tập, tức là ta làm cho những chi không bị liệt và thân mình sẽ có thì giờ bị yếu dần đi vì không được dùng đến cũng như thái độ lệ thuộc và tình trạng chán nản sẽ xảy ra.
* Giai đoạn nằm ở giường:
- Trước khi BN có thể dứng dậy để đi đến phòng điều trị, họ phải tập chuyển động trên giường.
- Nếu BN có khả năng thay đổi vị trí của mình luôn mà không cần ai giúp thì họ có thể tránh được chỗ da lở và duy trì được sức mạnh thân thể. Ta cần phải tập cho BN biết chuyển động như sau:
· Nghiêng bên liệt: lấy tay không liệt nắm cạnh giường bên liệt, rồi dùng chân không liệt để tự mình quay.
· Nghiêng bên không liệt: nắm vững cạnh giường bên ấy với tay không liệt. Trước khi quay BN phải đặt tay liệt lên bụng và dùng chân không liệt lòn dưới cổ chân liệt. Như vậy, chân không liệt sẽ giúp đỡ nâng sức nặng của chân liệt.
· Ngồi dậy: BN có thể dùng một sợi dây cột ở cuối giường tự kéo mình lên đến vị thế ngồi. Một số BN có thể ngồi dậy trên giường bằng cách quay mình về phía bên không liệt và chống tay không liệt để nâng mình đến vị trí ngồi. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý đặc biệt đến thăng bằng của người bệnh khi ngồi.
· Trồi lên trụt xuống: bằng cách nắm chặt thanh đầu giường và dùng cổ và chân không liệt để trợ lực.
Trong thời gian nằm trên giường BN cần chú ý tập thụ động để duy trì tầm hoạt động hoàn toàn của tay chân liệt hai lần mỗi ngày. Nếu BN liệt mềm đừng kéo dài xương khớp vai ra mạnh lắm. Khớp xương này dễ bị hư hại khi BN không có sức mạnh của cơ để bảo vệ nó.
· Đặt tư thế đúng: vị trí đúng ở trên giường rất quan trọng cho đến khi BN có thể tự mình chuyển động từ nơi này sang nơi khác.
* Giai đoạn đứng dậy:
Khi BN có thể đi đến phòng điều trị, thì việc bắt đầu tập đứng, giữ thăng bằng là vấn đề quan trọng nhất.
Bắt đầu đứng dậy theo cách này:
- BN ngồi trên một cái ghế vững chắc đặt giữa hai trụ song song. Nếu dùng xe lăn thì trước hết phải phanh hai bánh. tập cho BN biết dùng tay không liệt để nắm chặt vào thanh cây để đứng lên và ngồi xuống.
- Tập cho BN biết đứng và giữ thăng bằng với sức nặng thân thể chi phối đều lên cả hai chân. Ban đầu thì phải dùng tay không liệt nhưng khi đã có tiến bộ một ít, thì không nên dùng tay nữa.
- Khi BN có sức mạnh và thăng bằng đầy đủ thì họ nên bắt đầu tập đi bộ trong hai trụ song song và dùng tay không liệt để giữ cho vững chắc. Từ giai đoạn này tiến tới việc đi bộ ngoài trụ song song với cây chống càng sớm càng tốt.
· Nếu BN có chân liệt cứng trầm trọng thì đó là vấn đề đặc biệt. Thường thường khi BN đứng lên thì trước hết chân liệt sẽ co lại tại hông và gối. Đó là cử động không tự ý và đôi khi BN không tự biết là chân co rút lại. Loại BN này khi đứng lên thì nhớ phải đợi một chút rồi mới bước đi. lần lần chân liệt sẽ giãn nghỉ và dang thẳng ra, rồi BN có thể bắt đầu bước đi một cách vững vàng.
· Nhớ rằng liệt bán thân lúc nào cũng có khuynh hướng té về bên liệt và đó là một điều quan trọng. Khi bạn giúp một BN bước đi, lúc nào bạn cũng nên ở bên liệt của BN và chú ý cẩn thận.
* Lên xuống thang lầu
- Có lẽ trong đời sống ở ngoài trung tâm chỉnh hình, người bệnh sẽ ít bao giờ đi lên thang lầu nhưng BN cần phải bước lên bước xuống nhiều lần mỗi ngày. Đi lên xuống thang lầu là một cách tập có hiệu quả để thêm sức mạnh và điều hòa cho thân liệt, rèn luyện hô hấp và tim mạch.
1. Đi lên thang lầu
BN nên bước bàn chân không liệt lên bậc tầng cấp trước và bàn chân liệt sau. Họ nắm chặt lan can với tay không liệt để cho vững chắc. Nếu thang lầu không có lan can thì BN nên cầm cây chống ở bàn tay không liệt. Chống cây lên bậc tầng cấp đồng thời với chân liệt bước lên.
2. Đi xuống thang lầu
Nếu BN muốn thì có thể đi thụt lui xuống thang lầu như thế này: để bàn chân liệt xuống trước và bàn chân không liệt sau. Dùng lan can hay cây chống đồng thời với chân liệt. sau khi BN đã có thêm sức mạnh, sự kềm chế và lòng tự tin thì họ có thể đi tới mà xuống. Cách đi không thay đổi: chân liệt xuống trước và chân không liệt xuống sau.
* Cách đi với cây chống, gậy
Đưa tay không liệt đặt với cây chống tới trước cho tới khi đầu của cây chống đặt trên sàn nhà cách đầu ngón chân không liệt chiều dài của một bàn chân về phía trước và độ 15cm về phía bên.
Rồi bàn chân liệt đưa tới trước cho đến khi gót chân liệt ngang với ngón của bàn chân không liệt rồi dời sức nặng thân thể lên trên bàn chân liệt và cây chống.
Bàn chân không liệt đi tới trước bàn chân không liệt cho tới khi gót chân ngang với ngón chân liệt.
* Động tác thường ngày
Đồng thời với tất cả các giai đoạn tập khác ta nên cho BN tự làm các động tác thường ngày. Cơ thể người ta liệt bán thân mà vẫn ăn, mặc quần áo, viết chữ… với một cánh tay được. Nếu BN có cánh tay ưu thế bị liệt thì ban đầu họ sẽ làm những động tác này chậm và vụng về. Nhưng rồi BN sẽ tiến bộ hơn khi đã kiên trì tập.
VI. Yếu tố tâm lý
Với BN liệt bán thân nặng ta có thể đoán trước là BN sẽ có sự thay đổi tâm tánh mau và vô căn cứ. Họ có thể khóc hay cười mà không có lý do. BN thường có những hành động thiếu tự chủ vì họ không có đầy đủ tâm tánh bình thường. Thông thường ta không nên để ý đến những hành động lạ đó mà nên chờ cho BN có đủ thì giờ tự trở lại sự bình thường.